Phân loại Ngữ_hệ_Hán-Tạng

Nhiều nhóm cấp thấp, điển hình như Lô Lô-Miến, đã được phân định rõ, nhưng cấu trúc cấp cao của ngữ hệ này vẫn chưa được xác định.[10][11]

Lý (1937)

Trong một nghiên cứu 1937, Lý Phương Quế chia hệ này ra thành bốn nhánh:[12][13]

Ấn-Trung (Hán-Tạng)

Thái và Miêu–Dao được gộp vào vì chúng có tính đơn lập, thanh điệu và một phần từ vựng giống tiếng Trung. Đương thời, thanh điệu vẫn còn được xem như một phương tiện để phân loại ngôn ngữ. Trong cộng đồng học giả ngày nay, nhóm Thái và Miêu-Dao không còn được xếp vào hệ Hán-Tạng nữa.[13] Việc bỏ tiếng Việt (theo Kuhn) khỏi hệ Hán-Tạng được chứng minh năm 1954 khi André-Georges Haudricourt chứng minh hệ thống thanh điệu tiếng Việt phản ảnh phụ âm cuối trong ngôn ngữ Nam Á nguyên thủy.[14]

Benedict (1942)

Benedict loại tiếng Việt (xếp nó vào hệ Môn–Khmer) cũng như nhóm H'Mông–Miền và Tai–Kadai (xếp chúng vào Nam Đảo-Tai) khỏi hệ Hán-Tạng:[15][16]

Hán-Tạng
  • Hán
  • Tạng-Karen

Shafer (1955)

Shafer không đồng ý với việc chia hệ ra hai nhánh lớn là Hán và Tạng-Miến, ông đề xuất một phân loại chi tiết hơn, gồm sáu nhánh chính:[17][18]

Hán-Tạng
  • Hán
  • Dai
  • Bod
  • Miến
  • Baro
  • Karen

Shafer không chắc về việc thêm nhóm Dai vào hệ Hán-Tạng, nhưng ông vẫn quyết định xếp nó vào.[19][20]

Van Driem (1997, 2001)

Van Driem (1997)

Van Driem, như Shafer, cho rằng cách phân loại "Trung Quốc và phần còn lại" là sai, cho rằng việc các học giả xếp tiếng Trung vào một nhánh riêng trong hệ Hán-Tạng là do lịch sử và văn hóa, chứ không phải do bản chất ngôn ngữ. Ông gọi toàn hệ là "Tạng-Miến".

Tạng-Miến

Van Driem (2001)

42 nhóm đã được xác định:[21]Van Driem cũng đưa ra một phân loại liệt kê nhiều nhóm cấp thấp nhưng bỏ ngỏ về những nhóm cấp cao hơn.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngữ_hệ_Hán-Tạng http://media.openonline.com.cn/media_file/rm/huash... http://dlib.zslib.com.cn/qklw/rdzl/98WX75/RD139852 http://www.amritas.com/141213.htm#12112301 http://www.cqvip.com/read/read.aspx?id=1002777508 http://www.cqvip.com/read/read.aspx?id=1002824479 http://www.cqvip.com/read/read.aspx?id=1002860152 http://www.ethnologue.com //books.google.com/books?id=f5IaAQAAIAAJ http://publikationen.ub.uni-frankfurt.de/files/130... http://stedt.berkeley.edu/html/STfamily.html#TBlg